Sợ rằng, một ngày nào đó các thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam sẽ chẳng ai hứng thú. Liệu có còn ai giữ âm nhạc truyền thống Việt Nam?
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội các thể loại âm nhạc hiện đại đang du nhập và phát triển ở Việt Nam. Thậm chí là ưa chuộng vũ đạo, phong cách biểu diễn hơn việc thưởng thức những giai điệu hay và ý nghĩa…Điều này khiến những khúc ca truyền thống của Việt Nam đang dần bị lãng quên. Giờ đây, nhiều người chẳng thể nhớ nổi một bài hát hay của Ca trù, Chèo, Tuồng hay Quan họ… Thậm chí, những đứa trẻ thời hiện đại còn chẳng biết đây là thể loại âm nhạc gì và tại sao lại xuất hiện ở thế giới này.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam đang bị lãng quên
Ngay cả việc có hàng loạt các chương trình âm nhạc đang mọc như nấm thì chẳng có bất cứ một sân chơi nào cho các thể loại âm nhạc truyền thống. Nếu như thể loại nhạc trẻ có: The Voice, The But, Việt Nam Idol, X-Factor…Lứa tuổi thiếu nhi có: The voice nhí, Việt nam Idol nhí, bolero nhí…Dòng nhạc Bolero có Tiếng hát Bolero, Solo cùng Bolero, Thần tượng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero, Khán giả cùng Bolero….thì Các thể loại như: Chèo, Tuồng, Ca Trù…lại chẳng có đến một cuộc thi nào.
Có chăng, những chương trình khác có một số thí sinh lựa chọn những dòng nhạc truyền thống vào 1 số tiết mục dự thi…Nếu ai để ý, các thí sinh đi theo dòng nhạc này thường bị loại sớm và không có nhiều cơ hội khi bước ra khỏi cuộc thi. Điều này cho thấy sự mất công bằng và một đội ngũ ban giám khảo không tận tâm vào việc gìn giữ nền âm nhạc truyền thống nước nhà.
Dù không có nhiều cơ hội đi xa nhưng các thí sinh đi theo thể loại này thường nhận được rất nhiều lời khen và sự yêu mến của khán giả có kiến thức về âm nhạc. Ngày nay, khán giả trẻ thường đặt ra tiêu chuẩn riêng cho phong cách âm nhạc của họ. Thậm chí, họ sẽ yêu mến những ai nằm trong đội của idol mình. Như The voice, chắc chắn fan của Noo Phước Thịnh áp đảo những huấn luyện viên còn lại và các thí sinh thuộc đội này thường có nhiều lượng bình chọn cao cũng như chiến thắng các thí sinh của những đội còn lại.
Chính vì thế, chẳng còn ai hứng thú với âm nhạc truyền thống Việt Nam, khi mà theo đuổi một dòng nhạc nào đó nhưng không mang lại cho họ danh tiếng, lượng fan hùng hậu và các buổi chạy show..thì rất khó để họ chiến đấu vì đam mê. Nhiều thí sinh mạnh mồm nói, đến với âm nhạc vì đam mê khao khát được hát nhưng cuối cùng cũng muốn mang lại cho mình sự nổi tiếng và kiếm thật nhiều tiền.
Các thể loại âm nhạc truyền thống cần được duy trì, phát triển
Vậy nên câu hỏi liệu rằng còn ai gìn giữ dòng nhạc truyền thống hay không luôn được đặt ra. Thế hệ trẻ từng có ca nương Kiều Anh khi cô ấy là người mang dòng nhạc truyền thống đến gần với các bạn trẻ…Kiều Anh hát Ca Trù, Chèo…vì đam mê và muốn gìn giữ nét đẹp của quê hương.
Nhưng rồi, mấy ai còn nhớ đến Kiều Anh, sự kiện hay các chương trình nào mời cô đến biểu diễn. Đơn giản là bởi phong cách hưởng thụ âm nhạc của giới trẻ ngày chạy theo trào lưu và đua nhau thích. Họ thậm chí quan tâm đến vẻ bề ngoài của ca sỹ nhiều hơn.
Ngay cả như cô ca sỹ Hòa Minzy, Đức Phúc…tự dưng trở thành các ngôi sao lớn trong lòng những đứa trẻ mới lớn vì các trò hề mà 2 người này tạo ra trên sóng truyền hình. Chúng bị truyền thông của các cô cậu ca sỹ này dắt mũi và trở nên yêu thích một cách bất chấp. Có những sự kiện mưa gió, tốn tiền…nhưng họ vẫn đi. Dù cho lượng khán giả này toàn là sinh viên ăn bám bố mẹ. Bố mẹ gửi tiền cho con ăn học để các con chạy theo thần tượng một cách vô ích.