Trên các kênh truyền hình của Việt Nam hiện nay, bất cứ đâu cũng có những gameshow được tổ chức và khiến khán giả chẳng thể phân biệt và nhớ lịch phát sóng.
Các chương trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đang được khai thác một cách tối đa trên sóng truyền hình. Nếu như trước kia âm nhạc người ta nhắc đến Việt Nam Idol, gia đình có Ở nhà chủ nhật, nội trợ có hãy chọn giá đúng, trí tuệ có Ai là triệu phú, học đường có Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia, Thời trang có người đương thời….Thì hiện tại riêng về âm nhạc đã có đến khoảng 20 chương trình, hài hước có khoảng 10 gameshow…
Sự phát triển truyền hình mang đến nhiều lợi ích
Chắc hẳn, các khán giả thường xuyên theo dõi màn ảnh nhỏ chẳng thể biết đến The Voice, The Face, Thế bút…vì đây đều là những chương trình cho giới trẻ. Các nhà tổ chức hiểu rằng họ phải nhắm đến giới trẻ để thu hút lượng theo dõi và phản hồi nhiều hơn. Không những thế, họ còn nghĩ ra các chiêu trò để tạo sức hút cho chương trình. Mới đây, Thể Bút đã bị tố cáo dựng kịch bản thu hút sự chú ý khi mang ngôi sao Sơn Tùng M-TP ra để câu view cho chương trình hay The Face cố tình phân hóa các thí sinh, kiếm nhiều lượt theo dõi để làm màu.
Người ta quá ngán ngán ngẩm khi mỗi năm lại có một chương trình truyền hình mới được tổ chức và rồi tuổi thọ chỉ kéo dài khoảng 2-3 năm là hết độ hót, Ngay như The voice cũng bị mất đi lượng khán giả lớn khi chương trình tập trung vào làm màu cho các HLV và thí sinh lại trở nên nhạt nhòa, không có sự nổi bật. Điều này phản ánh rõ tác động của dịch vụ hay nhà tài trợ.. Chính những thế lực đen này làm mất đi sự hấp dẫn và công bằng cho các chương trình.
Mỗi khi bật ti vi, khán giả chẳng thể nhớ nổi đây là gameshow gì và đang mang lại niềm vui hay lợi ích gì…Tất cả như một con đường đầy sương mù và các khán giả mãi lạc trong đó. Mặc dù phải công nhận mỗi chương trình đều mang lại những yếu tố giải trí cao nhưng dần dần cũng biến thành sự nhảm nhí và lộ rõ những kịch bản do ban tổ chức vạch lên.
Các chương trình truyền hình ngày càng đa dạng
Ngay cả những người có quyền lực trong giới giải trí cũng phải nghe theo. Phần vì điều khoản hợp đồng khiến nghệ sỹ phải làm theo vì kèm theo đó là mức phí đền bù cực lớn. Như Viet nam Next top model, mỗi thí sinh chỉ cần để lộ 1 chút thông tin cho tập tiếp theo sẽ phải bồi thường 1 tỷ VNĐ và cứ như thế, người ta lấy tiền ra để dọa nhau mà quên đi rằng việc quan trọng là làm chương trình ý nghĩa và nhân văn hơn…
Ngoài tính giải trí ra thì các chương trình hiện tại chẳng có tác động gì đến xã hội. Thậm chí, nó còn khiến khán giả bực bội vì chiếm quá nhiều sóng và giảm bớt các chương trình ý nghĩa về văn hóa, dân tộc hay thế giới.
Vậy nên, các chương trình ở Việt Nam cần có sự quản lý chặt chẽ hơn. Xử lý nghiêm trọng các hành vi xây dựng kịch bản và cố tình tạo chiêu trò gây sự chú ý. Hãy để những phút giây theo dõi truyền hình được bổ ích và giúp con người ta hiểu và có kiến thức xã hội sâu rộng hơn.
Thay vì nham nhảm những gameshow nhảm nhí hãy cho vào đó những chương trình bổ ích và gắn kết hơn. Không chỉ tập trung vào các khán giả trẻ mà hãy vì những mầm non hay người cao tuổi. Bởi lẽ, họ cần được thu nhập những thứ bổ ích hơn. Lo sợ một ngày nào đó, người ta chẳng còn dùng đến chiếc ti vi như những năm trước.