Vùng Bắc Bộ có diện tích 116.134,3 km² với số dân 35.076.473 người, bình quân 302 người trên 1 km². Vậy bạn có biết 4 thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay không? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu miền Bắc

Miền Bắc Việt Nam là vùng đất nằm ở phía Bắc của dải đất hình chữ S thân thương. Miền Bắc hay còn được gọi là Bắc Bộ và từng được biết đến với nhiều tên gọi trong lịch sử như Bắc Triều, Đàng Ngoài, Bắc Hà, Bắc Thành, Bắc Kỳ, Bắc Phần.

4-thanh-pho-lon-o-mien-bac
Giới thiệu miền Bắc

Vùng lãnh thổ miền Bắc được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

  • Tây Bắc bộ bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.

Đây là khu vực trung du và miền núi, là nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số. Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.

  • Đông Bắc bộ bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Vùng Đông Bắc bộ có thời tiết mát mẻ, những vùng có địa hình cao về mua đông còn xuất hiện băng tuyết.

  • Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Vùng này có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.  Nhiệt độ trung bình năm nằm trong khoảng 22.5 – 23.5 độ C.

Cùng theo dõi tiếp bài viết và tìm hiểu 4 thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay nhé!

Tìm hiểu thêm: Vài nét về 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc

Top 4 thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay

Thành phố Hà Nội

  • Diện tích: 3.359 km2
  • Dân số: 8,05 triệu người

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

– Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4.

– Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều.

– Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi.

– Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh.

Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

4-thanh-pho-lon-o-mien-bac
Thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng

  • Diện tích: 1.562 km2
  • Dân số: 2,029 triệu người

Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương – là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ)  với 223 xã, phường và thị trấn.

So với Hà Nội, thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt. Thời tiết Hải Phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3°C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3°C.

Hải Phòng có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Một số món ăn đặc trưng của vùng đất này như: bánh mì cay, các loại ốc, món ăn hải sản, bánh đa cua, nem cua bể, cơm cháy hải sản, miến trộn, lẩu cua đồng,…

Thành phố Hải Dương

  • Diện tích: 1,656 km2
  • Dân số: 2,567 triệu người

Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã. Tỉnh gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, rất thích hợp cho việc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp và du lịch, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp khác.

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng 2 – đầu tháng 4 dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

Thành phố Nam Định

  • Diện tích: 1,669 km2
  • Dân số: 2,15 triệu người

Nam Định có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 09 huyện và thành phố Nam Định. Nằm ở phía Đông Nam vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định đang bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề, di tích lịch sử văn hóa…

Khí hậu của Nam Định mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình tăng dần từ bắc xuống nam (mùa đông) , vùng ven biển mùa đông ấm hơn vùng trong nội địa, tháng 1 bình quân từ 16-18 độ (thành phố nam định 16.4 độ, Thịnh Long 17.2 độ) tháng 7 trên 29 độ.

Đọc thêm: Thứ tự top 4 thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay

Trên đây là thông tin về 4 thành phố lớn ở miền Bắc mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Rate this post