Hà Nội là vùng đất được nhiều triều đại phong kiến chọn làm nơi đóng đô suốt nghìn năm dựng nước và giữ nước. Vậy Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?

Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?

Ngay từ năm 208 trước Công nguyên, Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội) đã là nơi được An Dương Vương chọn làm nơi đóng đô.

Năm 554, sau những chiến thắng vang dội, Lý Nam Đế đã chọn vùng đất này làm kinh đô cho nước Vạn Xuân.

Năm 886, thành Đại La được xây dựng.

Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội

Tìm hiểu thêm: Hà Nội ô nhiễm không khí

Năm 938, sau chiến thắng lẩy lừng trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền lên ngôi. Cổ Loa lại trở thành kinh đô của vương triều Ngô.

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về về thành Đại La, đổi tên là thành Thăng Long (tương truyền nhận thấy hình tượng rồng bay lên khi đoàn thuyền nhà vua tới nơi định đô).

Lịch sử hình thành kinh đô Việt Nam

Năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên thành Thăng Long với khát vọng về một vận nước bền lâu, quốc gia thịnh vượng, phồn vinh, trăm dân, muôn họ được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Quyết định lịch sử, với tầm nhìn xa, trông rộng của một bậc minh vương kiệt xuất đã mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của Kinh đô Thăng Long và quốc gia Đại Việt.

Dòng chảy 1010 năm Thăng Long – Hà Nội đã tích bồi nền văn hiến Việt Nam rực rỡ, kết tinh và lan tỏa các tinh hoa văn hóa dân tộc; là đỉnh cao chói lọi của khí chất anh hùng, của tinh thần hòa bình, hữu nghị.

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Việt Nam chưa từng khuất phục trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào, dù mạnh hơn ta rất nhiều. Khí phách và sức mạnh Việt Nam được soi chiếu rực rỡ qua 3 lần nhà Trần giương cao hào khí Đông A, đánh bại đạo quân Mông Nguyên hung hãn; và dưới thời đại Hồ Chí Minh, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, dân tộc ta đã chiến thắng những thế lực xâm lược hùng mạnh nhất thế giới. Sử sách còn mãi ghi những địa danh đã trở thành huyền thoại: Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi – Đống Đa, Điện Biên Phủ trên không…

Lịch sử Hà Nội thời kỳ đổi mới

Từ ngày ấy đến nay, Lịch Sử Hà Nội đã trải qua nhiều tháng năm phấn đấu gian khổ để đi lên cùng cả nước.

Địa danh nổi tiếng tại Hà Nội
Địa danh nổi tiếng tại Hà Nội

Tìm hiểu thêm: Hà Nội được unesco công nhận là thành phố vì hòa bình năm nào

Từ hai thập kỷ gần đây, Hà Nội không những mở rộng về bốn hướng mà đã vươn lên tầm cao bằng những công trình xây dựng ngày càng đồ sộ. Chiều dài cắc đường phố’trong nội thành cộng lại tới gàn 400 km. Hà Nội ngày xưa trong tâm tưởng mọi người là 36 phố phường thì ngày nay con số đđ đã gấp lên nhiều lần, tới gần 500 phó phường (con số này sẽ còn tăng lên nữa).

Số dân Hà Nội hiện nay nếu kể cả ngoại thành là hơn 2 triệu người, ơ thời điểm này, người Hà Nội đang cùng với nhân dân cả nước chuẩn bị hành trang để kỷ niệm 1000 năm thành lập Hà Nội – nghìn nãm Thăng Long (1010 – 2010).

Tên gọi Hà Nội qua các thời

Địa điểm và tên gọi thủ đô Việt Nam từ thời vua Hùng đến nay:

Thời Hùng Vương (2879 – 258 trước CN) thủ đô ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ) ngày nay còn di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Nãm 257 trước CN, Thục Phán thống nhất được hai nước Âu Vỉệt và Lạc Việt, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đổng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).

Sau chiến công vỉ đại đánh tháng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Từ đố Cổ Loa trở thành kinh đô (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Thời Trưng Vương (40 – 43) tức thế kỷ I sau CN thủ đô ở Mê Linh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

Thời tiền Lý (542 – 602) thủ đô ở Long Biên (nay thuộc Hà Nội).

Thời Bố Cái Đại Vương và họ Khúc, họ Dương (thế kỷ vm đến thế kỷ X) thủ đô ở Đại La (nay là Hà Nội).

Thời kỳ Ngô Quyền (938 – 967) thủ đô ở Cổ Loa (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Thời nhà Đinh và (tiền) Lê (968 – 1009) thủ đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Thời Lý, Trần, Lê thế kỷ XI đến thế kỷ xvm, thủ đô ở Thảng Long, Hà Nội).

Thời Hồ (1400 – 1407) thủ đô rời về Thanh Hoá gọi là Tây Đô (Thăng Long gọĩ là Đông Đô).

Sau 10 nãm kháng chiến chống quàn Minh giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua năm 1428, đặt thủ đô ở Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh.

Thời lầy Sơn, vua Quang Trung (1788 – 1801) đặt thủ đô ở Phú Xuân (Huế).

Thời Nguyễn (1802 – 1945) thủ đô cũng ở Phú Xuân.

Thời Việt Nam DCCH (từ 1945 trở đi) thủ đô là Hà Nội (Thăng Long xưa).

Với bề dày gần 1000 năm lịch sử, Hà Nội có gần 500 di tích lịch sử văn hoá đã được Bộ Vãn hoá thông tin công nhận và xếp hạng di tích.

Rate this post