Tổ chức Y tế thế giới đã công bố 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, trong đó có 4 thành phố nằm tại đất nước Ấn Độ. Nếu bạn đã được biết đến tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội thì không khỏi ngạc nhiên khi thành phố này chỉ nằm trong top vài trăm so với các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Hàng năm sẽ cập nhật danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới để nắm được mức độ ô nhiễm tại nơi mình đang sống. Hãy điểm danh danh sách thành phố hiện nay nhé:

1. Top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới bạn nên biết

10. Bảo Định, Trung Quốc

Thành phố ô nhiễm nhất thế giớiThành phố ô nhiễm nhất thế giới hiện nay

Năm trước, Bảo Định được bầu chọn là thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, năm nay có sự thay đổi về thành phố Bảo Định đã bị “soán ngôi” trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với mức độ trong khoảng từ 126 ug/m3.

9. Hình Đài, Trung Quốc

Thành phố Hình Đài tại tỉnh Hà Bắc năm nay đã lọt vào danh sách vị trí dẫn đầu các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Tại đây đã được đo về nồng độ bụi trong không khí khoảng 128 ug/m3, và cũng là 1 trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, cụ thể là ở vị trí thứ 9.

>>>> Tham khảo thêm: Top 10 thành phố đông dân nhất thế giới hiện nay

8. Bamenda, Cameroon

Bamenda là một thành phố duy nhất ở châu Phi lọt vào danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ngoài việc nồng độ bụi cao, Bamenda hiện nay còn được nhắc đến khi ngập tràn rác thải với những khu ổ chuột ô nhiễm, bẩn thỉu. Mức độ ô nhiễm của Bamenda là 132ug/m3.

7. Raipur, Ấn Độ

Một thành phố tiếp theo tại Ấn Độ lọt vào danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới là Raipur, lần đầu tiên ở vị trí này. Nguyên nhân được xác định gây ra tình trạng ô nhiễm này là do 3 vùng công nghiệp bao quanh, với lưu lượng xe cộ, giao thông tăng chóng mặt ở những năm qua. Không chỉ vậy, có thời điểm thành phố này được coi là ô nhiễm nhất tại Ấn Độ với nồng độ bụi trong không khí đạt ngưỡng mức 144 ug/m3.

6. Patna, Ấn Độ

Mức độ ô nhiễm tại thành phố Patna năm trước đang được xếp sau Delhi tại Ấn Độ. Tuy nhiên, trong năm nay thì vị trí đó đã bị tuột mất vào tay một thành phố khác khi mà mức độ ô nhiễm tại thành phố này đã đạt ngưỡng 149 ug/m3. Theo các chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân khiến cho tình trạng bụi nhiều tại thành phố này do các công trình xây dựng không được che chắn, để ảnh hưởng tới chất lượng không khí, trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

5. Al Jubail, Ả Rập Xê Út

Thành phố Al Jubail lọt vào top 5 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, nguyên nhân do hoạt động sản xuất công nghiệp. Tại nơi đây được chính quyền thành phố lắp đặt những trạm kiểm soát chất lượng không khí với mục đích đánh giá mức độ ô nhiễm trong ngày kịp thời, với mức độ 152 ug/m3 cao.

4. Riyadh, Ả Rập Xê Út

Riyadh được đánh giá là thành phố lớn nhất tại Ả Rập, trở thành thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi mà độ PM 2.5 đều sẽ vượt ngưỡng cho phép lên tới 15 lần. Cũng như Al Jubail, thành phố này bị ảnh hưởng ô nhiễm đó là do những hoạt động công nghiệp với chỉ số ô nhiễm đạt mức 156 ug/m3.

3. Allahabad, Ấn Độ

Thành phố Allahabad hiện nay có khoảng hơn 1 triệu dân, hiện xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng. Đây cũng là thành phố thứ 2 ở Ấn Độ về mức độ ô nhiễm. Nơi đây được đặt tại con sông Ganges, cứ đến mùa khô cạn, lượng bụi từ đáy dòng sông bay vào thành phố tạo ra lớp sương mù dày đặc. Điều đó khiến cho nồng độ bụi trong không khí đạt ngưỡng khoảng 170 ug/m3.

2. Gwalior, Ấn Độ

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sốngÔ nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Nếu như trước đây Dehi là thành phố đứng đầu tại Ấn Độ về mức độ ô nhiễm thì nhiều người sẽ ngạc nhiên khi trong danh sách năm nay Gwalior là thành phố chiếm lĩnh vị trí này. Không chỉ vậy, đây còn là thành phố ô nhiễm nhất thế giới hiện đang đứng thứ 2 khi mà mức độ PM 2.5 tại đây là 176 ug/m3.

>>> Bạn có biết: Top 5 thành phố lạnh nhất thế giới có thể bạn chưa biết

1. Zabol, Iran

Lọt vào danh sách đầu bảng những thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm nay là thành phố Zabol của Iran khi mà hiện nay chúng có mức độ ô nhiễm cao lên gấp 20 lần cho phép. Nguyên nhân chính là do những hoạt động công nghiệp, tình trạng hạn hán thường xuyên, chúng đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố này với độ PM 2.5 đạt mức 217, bỏ xa thành phố xếp thứ hai là Gwalior và các thành phố khác trong bảng xếp hạng.

2. Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn ở Việt Nam

Tại Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí cực kỳ nặng, điều quan trọng là đưa ra những văn bản đề nghị thành phố triển khai giải pháp, thống kê, đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí… 

Trong đó thì tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT cũng đã đưa ra đề xuất về các địa phương cần ưu tiên trong việc bố trí nguồn lực lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc môi trường; liên tục quan trắc thường xuyên, định kỳ, tăng tần suất thời điểm giao mùa nhằm cung cấp nguồn lực quan trắc chất lượng môi trường không khí chính thống đối với cộng đồng xã hội nhờ vào phương tiện truyền thông… 

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường tại thành phố lớn chính là do lưu lượng giao thông. Bởi vậy cần phải kiểm soát, điều tiết hợp lý, đồng thời thực hiện thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng thời khuyến khích người dân giảm phương tiện cá nhân, để giảm thiểu khí thải phát sinh từ hoạt động xây dựng và phát triển đô thị qua đó giảm thiểu bụi bẩn, khí thải phát tán.

Bài viết trên đây thống kê những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và đề ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường chất lượng nhất tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan. Chúc bạn thành công!

Rate this post