Dân số trên thế giới hiện nay ngày càng tăng cao, nhưng có sự phân bố không đồng đều. Chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn dẫn đến quá tải trong khi vùng nông thôn dân cư thưa thớt. Bài viết dưới đây hãy cùng điểm danh top 10 thành phố đông dân nhất thế giới để có kiến thức hữu ích nhé.

1.1. Tokyo, Nhật Bản

Theo số liệu thống kê thì năm 202 thành phố Tokyo (Nhật Bản) có dân số ước tính là 37.435.191 người, so với năm 1950 tăng gấp hơn 3 lần khoảng 11.274.641 người. Do vậy mà, không làm lạ khi Tokyo lọt top thành phố đông dân nhất thế giới, đây cũng là nơi có sự phát triển bậc nhất tại Châu Á luôn thu hút nhiều người đến định cư và sinh sống.

Dù là thành phố đông dân nhất thế giới nhưng chất lượng cuộc sống rất tốtDù là thành phố đông dân nhất thế giới nhưng chất lượng cuộc sống rất tốt

Trước đây, Tokyo chỉ là một khu làng chài nhỏ với tên gọi là Edo, nhưng khi được vua Thiên Hoàng Minh Trị chọn làm kinh đô, thì nơi đây đã phát triển nhanh chóng về dân số và kinh tế. Sau đó đã đổi tên thành Tokyo, nguyên nhân làm tăng dân số đáng kể là bởi quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị, không chỉ vậy còn là hoạt động nhập cảnh và định cư của người nước ngoài.

>>> Tham khảo thêm: Top 6 thành phố lớn nhất thế giới bạn không thể bỏ qua

1.2. Delhi, Ấn Độ

Delhi được xem là một đô thị lớn tại Ấn Độ, với số lượng dân đông nhất hiện nay là bởi năm 2021 ước tính có đến 31.181.376 người. Trong khi đó thì số dân năm 1950 chỉ là 1.369.369. Như vậy có thể thấy được sự gia tăng bùng nổ dân số chóng mặt tại nơi đây. Theo ước tính cho thấy, sự thay đổi dân số hàng năm tại thành phố Delhi chiếm khoảng 2,94%. Dự đoán trong tương lai thì dân số nơi đây có xu hướng tăng lên rất nhiều.

Một số nghiên cứu cho thấy, Delhi là thành phố đông dân nhất thế giới đó là bởi nơi đây có người sinh từ thế kỷ thứ VI. Trong suốt chiều dài lịch sử, Delhi trở thành thủ đô với nhiều đế chế và vương quốc. Sự gia tăng bùng nổ về dân số thiếu kiểm soát khiến cho nơi đây còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về mặt xã hội như điện nước, phương tiện giao thông cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường.

1.3. Thượng Hải, Trung Quốc

Đến năm 2021 thì dân số tại Thượng Hải đã lên tới 27.795.702 người. Trong khi đó thì diện tích thành phố lên đến hơn 6.340 km vuông, cho phép Thượng Hải quy tụ người dân khắp nơi đổ về nơi đây định cư và sinh sống.

Không chỉ là thành phố đông dân nhất thế giới, Thượng Hải còn lọt vào top các thành phố giàu nhất thế giới. Điều đó cũng tác động không nhỏ đến chất lượng đời sống người dân tại thành phố. Theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2050, dân số Thượng Hải có thể lên đến 50 triệu người.

1.4. Sao Paulo, Brazil

Dân số tại Sao Paulo năm 2021 ước tính có khoảng 22.237.472 người, nếu so với năm 1950 thì đã tăng gần 20 triệu người, tương ứng mức thay đổi dân số hàng năm khoảng 0,88%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng dân số mạnh mẽ tại nơi đây đó là có một lượng lớn người nhập cư. Trong đó có không ít người, chiếm đến 81% sinh viên cho biết họ là con cháu cũng những người nhập cư nước ngoài.

Nhắc đến thành phố đông dân nhất thế giới Sao Paulo, nhiều người nghĩ ngay đến thành phố với sức ảnh hưởng mạnh đối với lĩnh vực thương mại, nghệ thuật, tài chính và giải trí. Đó cũng là thành phố của những cuộc diễu hành tự hào về số lượng người đồng tính lớn nhất thế giới. 

1.5. Mexico City, Mexico

Năm 2021, dân số của Mexico City có khoảng  21.918.936 người, nhưng đáng nói là chiếm tới 20% dân số Mexico. Cũng như các quốc gia khác thì tình trạng gia tăng dân số tại Mexico City chóng mặt khiến nơi đây chịu thách thức lớn về vấn đề nhà ở, dịch vụ cần thiết cho người dân.

Trở thành thành phố đông dân nhất thế giới là bởi sự gia tăng đáng kể số lượng người nhập cư khắp nơi trên thế giới. Thành phố này hiện trở thành nơi sinh sống với những người nước ngoài bao gồm: Đức, Tây Ban Nha, Canada, Mỹ, Colombia, Cuba, Haiti, Argentina… Gần đây nhất, họ còn đón nhận làn sóng nhập cư lớn đến từ các quốc gia Châu Á gồm từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

1.6. Dhaka, Bangladesh

Dhaka là thành phố nằm ở trung tâm Bangladesh, là nơi hội tụ dân số lớn hiện nay. Năm 2021 thì ước tính dân số khoảng 21.741.090 người, trong khi đó thì dân số năm 1950 chiếm khoảng 335.760 người.

Với số lượng dân số đông sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người dân, có khoảng 3 triệu người sống trong các khu ổ chuột ở Dhaka. Tính trung bình mật độ dân số tại Dhaka khoảng 23.000 người/ km vuông. Dù mật độ đông đúc nhưng mỗi ngày nơi đây sẽ đón thêm khoảng 2000 người di chuyển đến từ vùng quê, làng mạc lân cận.

>>> Bạn có biết: Top 5 thành phố lạnh nhất thế giới có thể bạn chưa biết

1.7. Cairo, Ai Cập

Cairo là một thử đô tại Ai Cập, có nền văn minh lâu đời. Một số nghiên cứu cho thấy, thành phố Cairo có số người định cư ít nhất từ thế kỷ thứ IV bởi có được vị trí quan trọng trên sông Nile. Năm 2021, dân số tại thành phố đông dân nhất thế giới bởi chiếm khoảng 21.322.700 người, khiến cho mật độ dân số cũng rất cao, lên tới 19.376 người/ km vuông.

Dù sở hữu lượng dân lớn nhưng nơi đây không đi kèm với sự phát triển kinh tế. Thậm chí còn là một đô thị nghèo với mức sống người dân thấp, đi kèm với các vấn đề về tắc đường, nghèo đói và chất lượng môi trường …

1.8. Bắc Kinh, Trung Quốc

Bắc Kinh là thành phố thứ 2 của đất nước tỷ dân được lọt vào top thành phố đông dân nhất thế giới. Theo thống kê từ năm 2021, Bắc Kinh có dân số đạt khoảng 20.896.800 người, gần dân số của toàn nước Úc.

Trong khi đó thì dân số Bắc Kinh những năm 1950 chỉ là 1.671.365 người. Như vậy có thể thấy, dân số nơi đây có mức gia tăng đáng kể, dự đoán còn tăng cao hơn nhiều cho đến 2035. Dẫu không phải là đô thị nghèo nhưng tình trạng đông dân khiến cho nơi đây đối mặt với tình trạng à ô nhiễm môi trường do khí thải từ nhà máy than và lượng ô tô quá lớn.

1.9. Mumbai, Ấn Độ

Ngoài Trung Quốc thì Ấn Độ cũng góp thêm một cái tên thành phố đông dân nhất thế giới, đó là Mumbai (hay còn gọi là Bombay) có khoảng 20.667.600 người.

Thành phố đông dân nhất thế giới đối mặt nhiều thách thứcThành phố đông dân nhất thế giới đối mặt nhiều thách thức

Dân số Mumbai tăng đáng kể, gấp đôi so với năm 1991. Đó là bởi nơi đây đón đến một lượng lớn người di cư từ các vùng nông thôn lên thị trấn tìm việc làm. Không khác Delhi là mấy, Mumbai cũng được xem là đô thị nghèo bởi có đến khoảng 41% dân số sống trong các khu ổ chuột. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân không được đảm bảo.

1.10. Osaka, Nhật Bản

Thành phố Osaka lọt vào top 10 thành phố đông dân nhất thế giới với con số ước tính khoảng 19.110.600 người (năm 2021). Không chỉ vậy, số dân Osaka vào đầu năm 2021 không tăng so với năm trước mà còn giảm hơn. Đó là bởi tỷ lệ sinh thấp trong khi tỷ lệ tử vong nhiều, dân cư di chuyển nhiều đến những nơi khác sinh sống…

Điều đó cho thấy, dù thuộc top thành phố đông dân nhất thế giới nhưng Osaka đang đối mặt với sự sụt giảm dân số, thách thức lớn về vấn đề nhân lực.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về thành phố đông dân nhất thế giới hi vọng giúp bạn có kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật thông tin liên quan khác nhé. Chúc bạn thành công!

Rate this post